Bệnh viêm dạ dày, ruột ở heo (TGE)

Thời gian đọc: 4 phút

– Bệnh TGE là gì?
– Các phương pháp phòng và điều trị bệnh TGE hiệu quả từ chuyên gia Thái Lan của APA.

Bệnh viêm dạ dày, ruột (TGE: Transmissible Gastroenteritis) là một trong những bệnh khá phổ biến ở heo,  thường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu người chăn nuôi không biết cách phòng ngừa và trị bệnh sao cho hợp lý.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm ở heo

Được biết đến với tên gọi TGE – viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm ở heo do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra. Bệnh có thể xuất hiện trên heo ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phát triển mạnh nhất ở heo con và gây tử vong trong thời gian ngắn do heo con có sức đề kháng yếu (tử số có thể lên tới 100% ở heo con dưới 1 tuần tuổi)

Thông thường, virus thường xâm nhập cơ thể thông qua đường miệng hoặc đường mũi, sau đó nhân lên ở niêm mạc ruột non và làm phá hủy nhung mao ruột, dẫn đến rối loạn hấp thu cấp tính và hậu quả là heo tiêu chảy dữ dội, mất nhiều nước, chất điện giải và chết sau 1-3 ngày.

2. Đường truyền lây

Trực tiếp qua đường tiêu hoá: Phân (lây từ  heo bệnh sang heo khoẻ), sữa mẹ (lây từ  heo mẹ sang heo con).
Gián tiếp qua xe cộ, dụng cụ chăn nuôi, quần áo bị vấy nhiễm,…

3. Triệu chứng

Các biểu hiện của bệnh viêm dạ dày, ruột tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến như lợn bị tiêu chảy với mùi hôi thối, nôn mửa nhiều, thiếu nước, yếu ớt và sau đó là chết. Tùy theo độ tuổi của heo cũng thường xuất hiện các triệu chứng khác nhau:

– Heo con khi mắc bệnh sẽ lười bú, lạnh nên nằm tụm lại bên heo mẹ, tiêu chảy kèm với nôn ói, phân rất lỏng, tanh, màu vàng có sữa không tiêu, heo khát nước. Heo con gầy sút rất nhanh trong vài ngày, tỉ lệ tử vong rất cao gần như là 100%. Khi mổ khám heo bệnh, trong dạ dày chứa sữa không tiêu; viêm ruột, ruột non căng phồng, chứa nhiều chất lỏng màu vàng có nhiều bọt và sữa không tiêu đóng cục, thành ruột rất mỏng do nhung mao ruột bị phá huỷ đặc biệt là không tràng và hồi tràng.

[:vi][:en] [:]

– Ở heo con sau cai sữa và heo thịt, tỷ lệ bệnh và chết thấp nhưng còn phụ thuộc vào điều kiện sống, triệu chứng không rõ rệt, chỉ tiêu chảy, ăn ít, chậm lớn.

– Heo nái mắc bệnh có biểu hiện thường không rõ ràng, heo nái cho sữa có thể giảm ăn, sốt, nôn ói, mất sữa, tiêu chảy, gầy sút.

4. Phòng và trị bệnh

Bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó các biện pháp phòng bệnh rất quan trọng. Người chăn nuôi nên chú ý đến việc làm vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường sống thoáng mát, khô ráo nhất để tăng sức đề kháng cho heo. Hạn chế người lạ và vật lạ ra vào chuồng trại. Khi heo có triệu chứng hay biểu hiện của bênh thì phải lập tức cách ly heo bệnh khỏi những con vật còn lại. Sát trùng định kỳ trong khu vực nuôi bằng các thuốc sát trùng như APA Clean.

Bên cạnh đó cần chú ý đến việc tăng sức đề kháng và chống mất nước cho heo như: APA Antistress PAPA Electrolytes P,… và sử dụng thêm kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng kế phát.

Với heo khỏe mạnh, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên, người chăn nuôi nên tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái trong thời điểm có thai, 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Ngoài ra, heo con ngay khi ra đời cần được bú sữa mẹ để có kháng thể tốt nhất. Trong quá trình chăn nuôi, việc đảm bảo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ cũng là cách giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh.

[:vi]

CẬP NHẬT GIÁ HEO HƠI ⇒ CÁC LOẠI THUỐC THÚ Y VÀ CÔNG DỤNG

[:]
Comments are closed.