PRDC: Một thách thức mới của trang trại nuôi heo (Phần 2)

PRDC: Một thách thức mới của trang trại nuôi heo (Phần 2)

Trong kỳ báo trước, chúng ta đã biết bệnh PRDC là gì và cách chúng ta có thể phòng chống PRDC để nâng cao năng suất và sản lượng sinh sản của đàn heo nái. Trong kỳ này quý bạn đọc tiếp tục theo dõi cách quản lý đàn heo từ giai đoạn heo sơ sinh đến heo thương phẩm, nhằm phòng tránh bệnh PRDC.

Heo con (Sơ sinh – Cai sữa)

1-2 ngày tuổi: Ferrous Dextran (200mg/pig).

3 ngày tuổi: Toltrazuril (oral) and Amoxycillin and Gentamicin.

5 ngày tuổi: Toltrazuril (oral) and Amoxycillin and Gentamicin.

20 ngày tuổi: Ferrous Dextran (200mg/pig).

Ngày cai sữa: Tulathromycin and Vitamin B-complex.

20160610_1

Tiêu chảy ở heo con trước cai sữa (Coccidiosis).

20160610_2

5 ngày quan trọng ở heo con.

Heo sau cai sữa

20160610_3

Tại các ngày tiêm vắc-xin: Amoxicillin + Gentamicin (tiêm).

Ho: Marbofloxacin hoặc Lincomycin/Spectinomycin hoặc florfenicol.

Tiêu chảy: Enrofloxacin hoặc Amoxicillin + Gentamicin hoặc Lincomycin/Spectinomycin.

Viêm khớp: Ceftiofur hoặc Lincomycin/Spectinomycin.

Heo choai – Heo nhỡ

Ho: Marbofloxacin hoặc Lincomycin/Spectinomycin hoặc florfenicol.

Tiêu chảy: Enrofloxacin hoặc Amoxicillin + Gentamicin hoặc Lincomycin/Spectinomycin.

Viêm khớp: Ceftiofur hoặc Lincomycin/Spectinomycin.

20160610_4

Trong chương trình thức ăn trộn thuốc

Heo nái (heo nái cho con bú)

• Tilmicosin 200 ppm/Tylosin 110 ppm/Tiamulin 100 ppm

• Amoxicillin 300-400 ppm

• Colistin 150-200 ppm

Heo con – Heo sau cai sữa

• Tilmicosin 200 ppm/Tylosin 110 ppm/Tiamulin 100 ppm

• Amoxicillin 300-400 ppm

• Colistin 150-200 ppm

Heo choai – Heo nhỡ

• Tilmicosin 200 ppm/Tylosin 110 ppm/Tiamulin 100 ppm

• Amoxicillin 300-400 ppm

• Colistin 150-200 ppm

Giải pháp chống vi rút

• Tiêm chủng là phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát bệnh do virus

• Nhiều loại vắc-xin chống virus có sẵn trên thị trường: PRRS, PCV2, SF, AD, FMD

• Thay đổi và can thiệp kháng thể mẹ phải được xem xét một cách cẩn thận

• Chương trình chủng ngừa phải được tùy chỉnh cho từng trang trại cụ thể

• Tiêm chủng cho heo trước khi tiếp xúc với virus nông trại có thể làm giảm số lượng heo dương tính và có virus trong đàn và dẫn đến giảm lây lan virus truyền nhiễm

Giải pháp quản lý

• Quản lý Sữa đầu: khi heo được cho uống sữa đầu liền hoặc 12 giờ sau khi sinh, sẽ làm tăng khả năng miễn dịch.

• Tuổi cai sữa: khi heo được từ 21 – 28 ngày tuổi.

• Vệ sinh chuồng trại: thực hiện ở bề mặt hoặc bằng phương pháp sử dụng thuốc khử trùng.

• AIAO (All In All Out): “cùng vào, cùng ra” từ chuồng, từ phòng, hoặc từ trại

• Thông gió & nhiệt độ & lưu lượng không khí: có thể điều tiết bằng quạt, rèm hoặc trên sàn.

• Mật độ không gian: một con heo sẽ chiếm trung bình 1,2 m2 không gian.

• Máng cho ăn: được thiết kế tự động để heo tự nạp thức ăn.

• Nước uống: lựa chọn kỹ lưỡng chủng loại, chất lượng và số lượng núm vú; kiểm soát tốc độ dòng nước, để tránh lượng nước dư thừa tồn đọng trong chuồng trại, gây ra ẩm thấp, tạo môi trường và điều kiện phát triển mầm bệnh, và gây cho heo nhạy cảm hơn với các bệnh hô hấp.

• Chất lượng không khí: vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh, để kiểm soát lượng khí amoni trong chuồng, tránh việc heo bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

Các giải pháp dinh dưỡng

• Nguyên liệu thô: cần có sự tính toán công thức hợp lý, để cân bằng lượng dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của heo.

• Premix Vitamin và khoáng chất: cân bằng các thành phần dinh dưỡng, cũng như cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho heo.

• Phụ gia thức ăn: sử dụng một cách hợp lý và đúng loại, để kích thích khẩu vị, điều tiết cơ thể vật nuôi, cải thiện hiệu quả thức ăn và chất lượng thịt, thúc tiến sinh trưởng.

• Men tiêu hóa (Enzyme): Bổ sung hệ men tiêu hoá và các axit amin thiết yếu, giúp tăng cường tiêu hóa, nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn trên kg thể trọng, phòng ngừa tiêu chảy, giảm mùi hôi của phân.

– NSP: làm tăng độ nhớt trong ruột, cản trở tế bào vách ruột hấp thu các chất dinh dưỡng; ngăn trở các enzyme nội sinh tiếp cận với các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột và lipid có trong bào chất, từ đó cũng ngăn trở sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng này.

– Phytase: giúp giảm nhu cầu phot-pho vô cơ và giảm thấp sự bài tiết phot-pho vào trong phân; từ đó hạn chế được lượng phot-pho thải ra môi trường.

• Chất kết dính độc/ Chất bất hoạt độc tố: tránh tổn thương đến hệ thống miễn dịch.

• Evenmor cho heo nái mang thai: cải thiện quá trình cấy.

• Inges Plus cho heo nái nuôi con/ heo sau cai sữa/ heo choai: kích thích tiêu hóa thức ăn.

Bệnh PRDC là một trong những bệnh quan trọng nhất có thể gây ra nhiều thiệt hại cho người nông dân. Nhưng chúng ta có thể phòng chống được bệnh PRDC bằng cách quản lý tốt giai đoạn từ heo sơ sinh đến heo thương phẩm cùng với một chương trình thuốc kháng sinh và vaccine tốt.

Xin chân thành cám ơn. Hẹn gặp lại quý bạn đọc trong những chủ đề tiếp theo.

Tác giả: Dr. Paiboon Sungnak, D.V.M.

Comments are closed.