Quản lý heo sinh sản (Phần 1)

HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HEO ĐẺ

“Quản lý tốt giai đoạn heo sinh sản là chìa khóa để có đàn heo con khỏe mạnh và giảm thiểu tỷ lệ heo con chết trước khi cai sữa.”

Sản lượng mục tiêu năm 2016 – 2017

Trung bình số heo con sinh ra = 15 con/ heo nái
Trung bình số heo con sống sót sau khi sinh = 14 con/ heo nái
Trung bình số heo con cai sữa = 12,5 con/ heo nái
Tỷ lệ heo con chết trước khi cai sữa  < 10 %
Trung bình cân nặng của heo con cai sữa = 6,5 kg lúc 21 ngày tuổi
Trung bình tăng trọng của đàn heo con = 2,8 – 3,0 kg/ ngày

20160601_1

Hình 1 và 2: Số lượng heo con sống sót sau khi sinh: 15 con & 17 con.

[:vi]

CẬP NHẬT GIÁ HEO HƠI ⇒ CÁC LOẠI THUỐC THÚ Y VÀ CÔNG DỤNG

[:]

Quá trình đẻ của heo nái bắt đầu như thế nào?

Hình 3: Sơ đồ quá trình heo đẻ.

Thời gian mang thai

– Trung bình thời gian mang thai ở heo nái là 115 ngày (115 +/- 4 ngày).
– Heo nái hậu bị và heo nái có đàn con đông thường có thời gian mang thai ngắn hơn.
– Heo nái có đàn con ít thường có thời gian mang thai dài hơn.

3 giai đoạn trong quá trình heo đẻ:

Giai đoạn trước khi đẻ

– 10 – 14 ngày trước ngày đẻ.
– Tuyến vú phát triển và âm hộ sưng to.
– Núm vú to lên, có thể thấy rõ các tĩnh mạch ở bầu vú.
– Giảm sự thèm ăn.
– Hay đứng lên và nằm xuống.
– Cắn ổ (hay nhai, đi lòng vòng quanh chuồng, cắn phá xung quanh).
– Heo con sẽ được sinh ra trong vòng 12 tiếng đồng hồ, sữa bắt đầu tiết ra từ tuyến vú (dùng bàn tay và ngón tay để mát-xa nhẹ nhàng).
– Chất nhầy tiết ra ở môi âm hộ.
– Thải ra những viên phân nhỏ tròn, còn gọi là phân su.
– Heo con đã sẵn sàng để được đẩy ra khỏi tử cung.

Quá trình đẻ

– Quá trình này kéo dài 3 – 4 tiếng.
– Thông thường, heo con sẽ được sinh ra mỗi 15 phút 1 con.
– Người đỡ đẻ cho heo phải hết sức chú ý đến những con heo nái gặp khó khăn trong lần đẻ trước hoặc những con heo nái đã già.
– Dùng oxytocin với liều lượng 20 – 30 IU/ heo nái khi sinh con thứ 6 – 7.
– Khuyến cáo nên tiêm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như Paracetamol, Dichlofenac, Tolfedine or Flunixin liên lục trong 2 ngày.
– Tiêm kháng sinh tác dụng nhanh như Ceftiofur Na.
– Nếu heo nái cố gắng rặn đẻ nhưng heo con vẫn chưa ra thì người đỡ đẻ phải hỗ trợ.

Xổ nhau thai

– Nhau thai thường xổ ra ở thời điểm ¾ quá trình đẻ.
– Heo nái sẽ gọi heo con đến bú sữa.
– Sau khi nhau thai đã xổ ra, dịch nhờn sẽ tiết ra ở âm hộ heo nái, có thể ít hoặc nhiều trong vòng 2 – 3 ngày.
– Sau khi heo đẻ xong, vệ sinh vùng âm hộ, bầu sữa của heo nái và làm sạch sàn bằng chất khử trùng nhẹ là công việc quan trọng cần làm.
– Những con heo nái đẻ bình thường và bầu sữa bình thường sẽ ăn khỏe và không bị sốt.
– Những con heo nái có hiện tượng viêm vú, viêm tử cung hay sốt sữa (MMA) sẽ tiết dịch nhờn nhiều hơn và kéo dài hơn, ăn ít hơn và có dấu hiệu sốt. Khi đó phải dùng đến kháng sinh tác dụng nhanh, chẳng hạn như Ceftiofur Na để điều trị.

20160601_3

Hình 4: Heo con khỏe mạnh trước khi cai sữa.

Để giảm thiểu tỷ lệ heo con chết non và MMA ở heo nái, người chăn nuôi cần nắm rõ quá trình heo đẻ như hướng dẫn ở trên. Trong kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các vấn đề gặp phải trong quá trình heo đẻ cũng như cách xử lý các vấn đề đó. Hẹn gặp lại quý bạn đọc trong “Quản lý heo sinh sản (Phần 2): Làm gì khi heo gặp một số vấn đề trong khi sinh?”. Trân trọng cảm ơn.

Tác giả: Dr. Paiboon Sungnak, D.V.M.
InterCons 3P Co., Ltd.
Paiboon_sungn@intercons3p.com

Comments are closed.