Quản lý heo sinh sản (Phần 2)

LÀM GÌ KHI HEO GẶP MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG KHI SINH?

Trong kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu về quá trình heo đẻ. Trong kỳ này, mời các độc giả tiếp tục tìm hiểu cách xử lý một số vấn đề heo nái gặp phải trong quá trình sinh đẻ.

Bước 1: Xác định heo nái khó sinh

– Đẻ thiếu con.

– Biểu hiện căng thẳng, thở hổn hển.

– Heo nái cố rặn đẻ nhưng không thấy heo con sinh ra.

– Sinh ra heo con chết lưu.

20160602_1

Hình 1. Heo nái sinh ra heo con chết lưu do tử cung không co bóp.

Các nhân tố ảnh hưởng xấu đến quá trình heo sinh sản

– Số lượng con lớn nhưng tử cung không co bóp, ít co bóp hoặc co bóp không đủ lực (thường thấy ở heo nái già).

– Heo con kích cỡ lớn nhưng xương chậu của heo nái nhỏ.

– Hai hoặc nhiều heo con cùng đi vào ống sinh sản một lúc.

– Heo nái bị bệnh viêm vú, viêm tử cung (MMA) cấp tính.

– Heo con chết trong tử cung.

– Heo con chết khô.

– Heo nái quá mập.

– Thở hổn hễn do nhiệt độ cao và thông gió kém.

Bước 2: Xem xét vấn đề

– Chuẩn bị một thùng chứa nước sạch có pha chất khử trùng nhẹ (Dettol, Betadine) và chất bôi trơn sản khoa (gel KY, dầu ăn).

– Không sử dụng chất tẩy rửa hoặc xà phòng làm chất bôi trơn.

– Tuyệt đối không cố đưa tay khô vào âm đạo của heo nái.

Bước 3: Rửa kỹ bàn tay và cánh tay

– Các móng tay phải được cắt ngắn.

– Nếu heo nái đang nằm nghiêng về bên trái, sử dụng tay trái.

– Nếu heo nái đang nằm nghiêng về bên phải, sử dụng tay phải.

– Chụm các ngón tay lại và đưa vào âm đạo, tiến dần tới cổ tử cung và xa hơn cho đến khi cảm nhận được lối vào từng sừng tử cung.

– Đưa heo con ra nhanh nhất có thể.

Bước 4: Tiêm oxytocin 20-30 IU, tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch

– Nhằm đẩy nhanh quá trình đẻ, hạn chế ra máu và tăng tiết sữa.

– Heo con bú sữa sẽ kích thích tử cung co bóp.

– Nhẹ nhàng dùng tay xoa bóp bầu vú của heo nái.

Bước 5: Tiêm kháng sinh tác dụng nhanh và thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAID) (vi dụ: APA Dichlo I)

– Tiêm Ceftiofur 2 lần, vào ngày heo đẻ và 1 ngày sau khi heo đẻ để phòng ngừa nhiễm.

– Đồng thời cho heo nái dùng Flunixin hoặc Diclofenac hoặc Paracetamol sau khi heo đã đẻ (cùng ngày tiêm Ceftiofur) nếu cần thiết.

Bước 6: Thường xuyên theo dõi heo nái trong suốt 24 tiếng tiếp theo để đảm bảo viêm nhiễm không phát triển ở bầu vú hoặc tử cung

– Nhau thai đã xuất ra hết.

– Heo nái gọi heo con đến bú sữa một cách bình thường.

– Heo nái có thể đứng lên ăn uống bình thường.

Các ảnh hưởng do sưng vú và tắc sữa:

– Quá nhiều dịch trong tuyến vú.

– Heo hậu bị và heo nái không sốt, mất tính ngon miệng.

– Tuyến vú ở heo nái cứng lại, khó chịu nhưng không đau.

– Tiết sữa non ít hơn và chất lượng kém hơn.

– Heo con bị tiêu chảy trong suốt thời gian bú sữa.

– Heo con cai sữa sẽ có đáp ứng miễn dịch kém.

– Nguy cơ dẫn đến bệnh PRDC ở heo sơ sinh và heo choai.

20160602_2

Hình 2&3: Bệnh MMA ở heo nái sau khi sinh.

20160602_3

Hình 4: Heo con cai sữa ốm yếu, có nguy cơ mắc bệnh PRDC.

Cách kiểm soát và phòng ngừa:

• Chương trình phòng ngừa bằng kháng sinh phải được thực hiện ở heo nái trước và sau khi sinh.

– Oxytetracycline LA vào thời điểm 5-7 ngày trước khi sinh.

– Amoxy + Gentamicin (APA Amox Gen S) hoặc Amoxy+Enrofloxacin vào thời điểm 1-2 ngày trước khi sinh.

– Ceftiofur (APA Ceftiofur S) + NSAID +Oxytocin vào ngày sinh.

– Ceftiofur (APA Ceftiofur S)+ NSAID vào thời điểm 1 ngày sau khi sinh.

 Có thể tiêm thêm 1 mũi kháng sinh cùng loại với ngày trước đó nếu heo nái bỏ ăn.

• Phát hiện sớm vấn đề và điều trị trên từng con heo nái.

• Tiêm Oxytocin 1-2 ml; 2 lần/ ngày (sáng/ chiều).

• Tái kiểm tra chế độ ăn uống ở giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt là 7 ngày trước khi sinh:

– Nếu cho ăn quá nhiều, năng lượng và protein dư thừa có thể  gây ra bệnh MMA ở heo nái sắp sinh

– Áp dụng khẩu phần ăn 2,5 kg/ ngày cho heo nái trước khi sinh vào ngày đầu tiên heo được đưa vào chuồng đẻ cho đến khi heo đẻ, sau đó chuyển sang chế độ ăn dành cho heo cho bú với lượng thức ăn tối đa cho đến khi heo con cai sữa

– Thêm nước sạch vào máng thức ăn để heo ăn được nhiều hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh MMA trong giai đoạn cho con bú

• Để đảm bảo rằng heo nái trước khi đẻ không có triệu chứng táo bón:

– Tăng cường chất xơ (>5,5%) trong thức ăn lúc mang thai.

– Cung cấp đủ nước uống cho heo trước khi sinh.

– Đảm bảo chuồng trại thông gió tốt, mát mẻ để heo không căng thẳng, không thở hổn hển.

Để tăng cường sức khỏe cho heo nái và cải thiện cân nặng của heo con cai sữa, quý bà con chăn nuôi cần nắm được những vấn đề trên và xử lý theo đúng hướng dẫn.

Chủ đề chính của kỳ tiếp theo là “Quản lý heo sinh sản (Phần 3): Bệnh MMA và cách điều trị“. Hẹn gặp lại quý bạn đọc trong kỳ tiếp theo.

Tác giả: Dr. Paiboon Sungnak, D.V.M.
InterCons 3P Co., Ltd.
Paiboon_sungn@intercons3p.com

Comments are closed.