Quản lý heo sinh sản (Phần 3)

HỘI CHỨNG MMA (VIÊM VÚ – VIÊM TỬ CUNG – MẤT SỮA)

Báo phát hành vừa qua chúng ta nói về làm gì khi có vấn đề ở heo nái đẻ. Kỳ báo này chúng ta sẽ nói về “Hội chứng MMA (Viêm vú – Viêm tử cung – Mất sữa)”. Thiệt hại chết từ ảnh hưởng heo nái thấp nhưng thiệt hại heo con cao (15 – 30 %) do đói, hạ đường huyết, heo nái đè con. Quá trình đẻ kéo dài dẫn đến hội chứng MMA.

MMA (Viêm vú – Viêm tử cung – Mất sữa)

Có 3 nhóm gây ra MMA ở heo nái:

– Viêm vú do Coliform.

– Viêm vú do Staphylococcus và Streptococcus.

– Viêm vú do quản lý quá trình heo sinh sản kém.

• Viêm vú do Coliform

– E.coli, Klebsiella spp., Proteus spp., Pseudomonas spp.

– Vi khuẩn giải phóng độc tố làm giảm sản xuất sữa.

– Heo nái sẽ bị bệnh và heo con bị tiêu chảy.

– Luôn luôn xuất hiện bệnh tai xanh (PRRS) đối với những đàn heo có kháng thể không đồng đều.

– Nguồn nhiễm là phân heo nái, chuồng dơ, thức ăn và nước bị nhiễm.

– Xung quanh bầu vú bị ảnh hưởng có màu tím bầm, bầu vú phù nghiêm trọng, vùng da vú bị sung huyết.

– Vú ở phần sau thường bị ảnh hưởng hơn vú ở phần đầu.

– Kết quả về huyết học cho thấy sự giảm nồng độ hemoglobin, giảm can-xi, ma-giê, glu-co-zơ, huyết thanh và tăng nồng độ phốt-pho.

20160603_1

Hình 1 – 2: Vú bị phù nghiêm trọng và sung huyết ở da.

• Viêm vú do Staphylococcus và Streptococcus

– Staphylococcus spp. và Streptococcus spp.

– Ít cấp tính và ít nghiêm trọng hơn so với viêm vú do Coliform.

– Không làm heo nái bị bệnh.

– Triệu chứng bệnh xuất hiện ở một hoặc hai tuyến vú (sưng, cứng, màu sắc khác thường).

– Nguồn nhiễm từ chính da của heo nái.

– Tắm và khử trùng heo nái mang thai trước khi di chuyển tới chuồng đẻ sẽ giúp giảm nguy cơ viêm vú gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus.

• Viêm vú do quản lý quá trình heo sinh sản kém

– Thiếu Vitamin E và Se-len.

– Thiếu Vitamin B12.

– Cho ăn quá nhiều ở giai đoạn heo nái mang thai.

– Tỷ lệ chất xơ thấp trong thức ăn ở giai đoạn mang thai và giai đoạn tiết sữa gây táo bón.

– Cho heo nái ăn quá nhiều đạm.

– Mất cân bằng giữa can-xi và phốt-pho trong thức ăn ở giai đoạn mang thai và giai đoạn tiết sữa.

– Heo nái bị stress kéo dài do nhiệt độ cao.

– Giai đoạn thích nghi ngắn trước khi đẻ.

20160603_2

Hình 3: Triệu chứng mất sữa.

Quản lý để kiểm soát và phòng ngừa

– Làm sạch, khử trùng, làm khô chuồng đẻ ít nhất 5 ngày trước khi di chuyển heo nái vào chuồng đẻ.

– Khử trùng và di chuyển heo nái vào chuồng đẻ trước ngày dự đẻ 5 – 7 ngày.

– Cho heo nái trước khi đẻ ăn theo đúng khẩu phần dành cho heo nái trước khi đẻ (năng lượng thấp, chất xơ cao, can-xi thấp và bổ sung kháng sinh).

Thức ăn dành cho giai đoạn mang thai 2 kg + cám gạo 1 kg + kháng sinh (tổng cộng 3 kg/ngày).

– Cho heo nái ăn tới 3 ngày sau khi đẻ sau đó thay đổi thức ăn ở giai đoạn tiết sữa.

– Bổ sung nước uống mát và sạch vào thức ăn khô giúp cải thiện lượng thức ăn hấp thụ và giảm táo bón.

– Cải thiện độ thông thoáng và nhiệt độ ở chuồng đẻ.

Chương trình thuốc phòng ngừa cho heo nái

20160603_3_vi

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm vú là rất quan trọng. Tôi khuyến cáo quý bà con chăn nuôi nên thực hiện chương trình thuốc phòng ngừa như trên để giảm thiểu hội chứng MMA ở trang trại của bạn. Hẹn gặp lại quý bạn đọc trong kỳ báo tới. Xin chân thành cám ơn.

Tác giả: Dr. Paiboon Sungnak, D.V.M.
InterCons 3P Co., Ltd.
Paiboon_sungn@intercons3p.com

Comments are closed.