Lời khuyên đặc biệt để điều trị EHP từ chuyên gia Thái Lan

Thời gian đọc: 7 phút

EHP – Bệnh vi bào tử trùng ở tôm là gì?
– Hướng dẫn của Tiến sĩ Thái Lan Jirasak (Trường ĐH. Chulalongkorn) về cách nhận biết, phòng bệnh và chữa trị bệnh EHP hiệu quả nhất.

EHP – Bệnh vi bào tử trùng ở tôm

Tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì việc nuôi tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng là một nghề quan trọng trong ngành thủy sản.

Với đặc điểm địa hình, khí hậu phù hợp cùng với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường tăng cao mà các hộ kinh doanh đã tập trung nuôi hai loại tôm này ngày càng nhiều.

Thái Lan từng là quốc gia sản xuất tôm hàng đầu thế giới nhưng từ năm 2011 khi xảy ra tình trạng tôm chết do bị nhiễm hội chứng EMS đã làm cho năng suất và sản lượng tôm giảm đi đáng kể.

Hội chứng EMS hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) xảy ra ở Việt Nam từ năm 2010 và ở Thái Lan năm 2011, tôm chết chìm dưới đáy ao rồi nổi đỏ mặt nước với số lượng rất lớn sau khi thả xuống ao nuôi từ 7- 40 ngày đã gây tổn thất nghiêm trọng đối với các hộ kinh doanh. Biểu hiện lâm sàng quan trọng là tôm chết cấp tính do bộ phận bên trong như: gan, tụy bị hủy hoại, chết cơ đã làm cho tôm mất cân bằng cơ thể chìm dưới đáy ao. Bị đục cơ, huyết cầu giảm dẫn đến tình trạng máu loãng, khiến cho tôm bị thiếu máu, oxy và thấy tôm chết  nhiều ở bên dưới máy đánh nước.

Sau khi đem tôm bệnh đi kiểm tra thì thấy nguyên nhân tôm bệnh, chết phần lớn là do nhiễm trùng thuộc họ Microsporidia chủng loại Enterocytozoon hepatopanaei hay gọi tắt là EHP.

Ngoài ra, mẫu kiểm tra còn phát hiện vi khuẩn loại Vibrio parahaemolyticus. Đây có thể là nhiễm khuẩn phức hợp do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể ngay sau khi tôm bị yếu vì bị nhiễm EHP. Vi bào tử trùng EHP có kích thước rất nhỏ và kích cỡ gần như vi khuẩn.

Phần quan trọng của vi bào tử là bên trong có rất nhiều ống cuộn lại với nhau. Ở phần đầu có 1 đường ống có thể vươn ra khỏi bào tử để bám vào vỏ (da) tôm trong quá trình tôm đang và sau lột xác hoặc bám kí sinh vào những sinh vật khác và tiết chất độc gây bệnh vào cơ thể tôm.  Những vật mang mầm bệnh theo đường ống này làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Bên trong vi bào tử trùng EHP không có Mitochondrian nên không thể tự tạo năng lượng. Vì vậy, chúng cần phải sống nhờ vào năng lượng từ các tế bào trong cơ thể tôm để phân chia tế bào được nhiều hơn, làm cho các bộ phận nhiễm EHP khiến cho tôm chết nhanh với số lượng nhiều.

Cấu trúc bào tử của Microsporidia.
[:vi][:en] [:]

Vi bào tử trùng xâm nhập vào cơ thể tôm qua 3 đường:

  1. Theo chiều dọc: vi bào tử trùng có thể tồn tại trong trứng của tôm mẹ (tôm giống) và làm cho tôm con bị nhiễm trùng bệnh. Vì vậy, nên kiểm soát mầm bệnh từ tôm bố mẹ giống trước khi đem về nuôi để sản xuất tôm con.
  2. Theo chiều ngang: tôm hay ăn tôm những con tôm bị bệnh và ăn những sinh vật mang mầm bệnh ở trong ao nuôi như: các loại giun đất, cua và phân cua. Vi bào tử trùng EHP không thể sống tự do trong nước. EHP phải sống ký sinh trên vật chủ nào đó hoặc trong cơ thể tôm thì mới có thể tiếp tục sản sinh.

Việc hủy diệt vi bào tử trùng bằng chất hóa học vẫn chưa có được danh mục nào cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, có thể xử lý chất thải dưới đáy ao bằng việc lấy chất thải, cặn bã ra khỏi ao và kết hợp với làm khô ao nuôi. Sau đó, rải vôi phủ bề mặt ao nuôi để chuẩn bị cho lần nuôi kế tiếp.

  1. Theo đường ký sinh trên vỏ (da) tôm: sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thả ống bám vào vỏ (da) tôm, thải chất độc trước rồi xâm nhập vào cơ thể khiến tôm bệnh và chết. Tôm ở độ tuổi nhỏ thường xuyên lột xác nên khả năng chết nhiều nhất.

Ký sinh trùng EHP gây ra hội chứng EMS:

  1. Khi vi bào tử trùng này xâm nhập vào cơ thể tôm theo 01 trong 03 đường  trên, vi bào tử trùng đó sẽ tiếp tục đi vào các bộ phận khác của cơ thể; đặc biệt là gan và tụy. Nếu vi bào tử trùng đó bám vào theo đường ăn  hoặc vỏ (da) thì EHP cũng sẽ sinh sản và đi vào các bộ phận khác theo đường máu của tôm.
  2. Khi vi bào tử trùng của vi khuẩn này ở trong bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ sản sinh, tăng số lượng nhiều hơn bằng tự phân chia tế bào  và thải chất độc làm cho các bộ phận đó bị viêm và chết. Đặc biệt đối với gan và tụy, thường  hay gặp đặc điểm màu tôm bất bình thường, có kích cỡ nhỏ dần hoặc có tình trạng bị mềm nhũn; còn các bộ phận khác như cơ sẽ có màu trắng đục, ốm yếu và mềm mang. Số lượng huyết cầu giảm dần làm cho tôm yếu ớt, sức đề kháng giảm giúp  cho các vi khuẩn khác có thể xâm nhập vào một cách dễ dàng và dẫn đến  kết quả  tôm chết nhiều hơn.

Việc phòng chống hội chứng EMS từ EHP:

  1. Trại giống: nên sử dụng tôm giống bố mẹ mà không nhiễm EHP bằng cách đem phân tôm kiểm tra theo kỹ thuật PCR.
  2. Cho tôm giống bố mẹ ăn thức ăn không bị nhiễm EHP.
  3. Kiểm tra tôm từ giai đoạn còn là ấu trùng để đảm bảo không bị nhiễm EHP.
  4. Kiểm tra tôm con từ giai đoạn trước khi thả xuống ao nuôi để đảm bảo không bị nhiễm EHP.
  5. Đối với ao nên chuẩn bị đất, nước sao cho phù hợp. Cần có một ao riêng chứa nước trước khi bơm vào ao nuôi và nên có ao chứa nước sau khi thu hoạch tôm, xử lý trước khi đem sử dụng lại.
  6. Liên tục kiểm tra chất lượng nước, đặc biệt là độ pH ở khoảng 7.5 – 8.0. Oxygen trong nước phải luôn đạt ở mức 5-6ppm, độ kiềm nên đạt ở mức 150 – 200 ppm, lựa chọn sử dụng thuốc hóa học sao cho phù hợp.
  7. Liên tục kiểm tra chất lượng tôm; đặc biệt là lúc kiểm tra nhá ăn của tôm để xem mức độ ăn và di chuyển của tôm, độ đục cơ, bao gồm kích cỡ và màu gan, tụy. Nếu có tình trạng bất bình thường thì nhanh chóng giải quyết.
  8. Cho ăn những thức ăn mới sản xuất và có chất lượng đảm bảo, đúng nhu cầu của tôm theo từng độ tuổi. Cải tiến thức ăn, vitamin, chất dinh dưỡng và chất bổ sung khác giúp cải thiện tình trạng tôm. Nên lưu tâm đặc biệt về gan, tụy để giúp tôm có sức đề kháng cao và tỉ lệ sống sót cao.
  9. Ghi chú thông tin một cách chi tiết các bước quy trình nuôi. Sử dụng những thông tin đó để cải thiện việc nuôi tôm ngày càng phát triển hơn.

Chữa trị cho tôm khi bị nhiễm EHP:

  1. Như đã đề cập trên, khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ làm cho tôm bị viêm và cũng khiến cho các bộ phận khác trong cơ thể chết đi, máu loãng, huyết cầu giảm dần dẫn đến tình trạng bị thiếu oxy. Vì vậy, ta có thể chữa trị bằng cách cải thiện chất lượng nước, tạo nhiều khí oxy trong ao nuôi và không được để oxy thấp hơn 5ppm.
  2. Nên cung cấp thức ăn bổ sung có vitamin, chất dinh dưỡng để giúp cho các bộ phận khác khỏe mạnh và có số lượng huyết cầu nhiều hơn.
  3. Điều quan trọng là diệt vi bào tử trùng ở trong cơ thể tôm bằng cách cho tôm ăn APA TETRA, EMS Pro hoặc APA GENTA PRO ngay sau khi thả tôm xuống ao nuôi theo đúng liều lượng và hướng dẫn đã nêu rõ trong sản phẩm.

APA TETRA sẽ giúp cho gan và tụy tôm hoạt động tốt hơn, có sức đề kháng cao hơn, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và ngăn chặn vi bào tử trùng phân chia tế bào, phá hủy cơ chế tồn tại của EHP, giúp cho tôm khỏe, phát triển nhanh và  có tỉ lệ sống sót cao. Quan trọng là không để chất kháng sinh dư thừa trong cơ thể tôm, có chất lượng đáp ứng theo đúng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

PGS.TS. Jirasak Tangtrongpiros
Trung tâm nghiên cứu thủy sản – Khoa thú y
Trường ĐH. Chulalongkorn, Bangkok, Thailand


Xem thêm: Bộ 3 sản phẩm phòng bệnh Tôm Chết Sớm (EMS) | Thuốc Thú Y Thủy Sản Tôm

[:vi][:en] [:]
Comments are closed.