Quản Lý Màu Nước Ao Nuôi thông qua Quản Lý Tảo cho sự phát triển bền vững

Quản lý màu nước trong ao nuôi tôm là kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi. Trong đó, quản lý màu sắc ao nuôi thông qua quản lý tảo chính là chìa khóa cho sự thành công trong nuôi tôm.

Màu nước, bao gồm màu thực và màu biểu kiến, màu sắc xuất hiện dưới ánh nắng mặt trời, được tạo ra từ các vi sinh vật (thực vật phù du, động vật phù du và vi khuẩn) các chất hòa tan và khoáng chất, các hạt đất sét, các hạt hữu cơ, chất màu và chất keo lơ lửng, v.v.

Độ trong của nước chủ yếu được xác định bởi mật độ tảo. Màu nước thường liên quan đến năng suất thủy vực. Màu nước còn có thể được sử dụng như một phương tiện để đánh giá tình trạng ao nuôi trong trường hợp không có thiết bị đo đạc chất lượng nước (máy đo oxy hòa tan, pH,…).

Tảo là tác nhân tạo nên màu nước của ao nuôi, cung cấp oxy. Đồng thời tảo cũng là tác nhân tạo nên sự biến động của pH ao nuôi. Sự phát triển quá mức của tảo có thể tác động đến chất lượng nước ao cũng như sức khỏe vật nuôi.

1. Tại sao nước có màu?

Nước tinh khiết thì không có màu. Màu nước trong ao nuôi là do các nguyên nhân sau:

  • Sự hiện diện của vật chất hữu cơ cao cùng với sự phát triển của tảo và sự hiện diện của các khoáng chất hòa tan.
  • Nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi màu nước là sự biến đổi và sự bùng phát của vi sinh vật, đặc biệt là thực vật phù du.
  • Các hạt lơ lửng và hòa tan trong màu nước.
  • Cường độ màu đồng nhất xảy ra khi một vài loài sinh vật phù du đã trở nên ưu thế trong quần xã và đã bắt đầu tăng sinh nhanh chóng, tức là tảo nở hoa.
  • Do một số chất hòa tan và khoáng chất, các hạt đất sét, các hạt hữu cơ, chất màu và chất keo lơ lửng, v.v.
  • Trong các thủy vực lớn hơn, màu sắc của nước thay đổi theo thời gian của nguồn sáng, sự hấp thụ và tán xạ ánh sáng vào nước.
  • Tảo tàn và hiện tượng phú dưỡng.

2. Vai trò của tảo tạo ra màu nước của ao

Tảo là sinh vật quang tự dưỡng. Khi quang hợp tảo lấy CO2, muối khoáng và ánh sáng để phát triển tạo ra nguồn dinh dưỡng cho ao nuôi. Vì vậy, tảo chính là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong ao nuôi. Thông qua quá trình quang hợp tảo sẽ tạo ra phần lớn oxy hòa tan cho ao nuôi, sử dụng chất dinh dưỡng dư thừa từ thức ăn thừa và phân thải. Khi tảo phát triển, màu nước của ao nuôi là màu đặc trưng của loài tảo chiếm ưu thế trong ao nuôi. Màu nước có liên quan đến tảo như:

  • Màu xanh nhạt (xanh đọt chuối): do sự phát triển của tảo lục Chlorophyta, tảo này thường phát triển trong nước ngọt hoặc lợ (độ mặn <10‰). Màu này thích hợp cho nuôi thủy sản.
  • Màu xanh lam, xanh ngọc đậm: khi tảo lam Cyanophyta phát triển nước ao sẽ có màu, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Tảo này phát triển cả trong nước mặn lẫn nước ngọt. Màu nước này không thích hợp cho nuôi thủy sản. Khi ao có màu nước này tôm thường bị bệnh đường ruột.
  • Màu xanh rau má, ngã nâu đen: do sự phát triển của tảo mắt (Euglenophyta). Sự phát triển của tảo này cho thấy nước giàu chất hữu cơ, đang ô nhiễm nặng.
  • Màu vàng nâu, màu vàng lục, màu nước trà: khi tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế, nước sẽ có màu nước này. Tảo này thường phát triển tốt trong môi trường nước mặn lợ, đầu vụ nuôi.
  • Màu nâu đỏ, vàng nâu đậm: do sự xuất hiện của tảo giáp (pyrrophyta). Màu này thường xuất hiện cuối vụ nuôi. Khi xuất hiện của tảo này chỉ thị nước đang ô nhiễm. Tôm không tiêu hóa được tảo này nên khi ăn phải tảo này sẽ bị các bệnh đường ruột.

Khi tảo lợi phát triển ở mức cho phép, tảo có vai trò như 1 “mái che” làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ao nuôi, giữ ổn định nhiệt độ nước bằng cách che phủ bề mặt ao,  giảm độ trong và ngăn chặn sự phát triển của tảo đáy.

Tôm là sinh vậy đáy nên sự phát triển của tảo sẽ giảm ánh sáng đi xuống đáy, ngăn chặn tình trạng căng thẳng do ánh sáng và nhiệt độ. Những ao nuôi có độ trong cao do tảo không phát triển hoặc “sụp tảo” đột ngột, tôm trở nên nhạy cảm, sợ hãi, bỏ ăn và kéo đàn.

3. Những bất lợi khi tảo phát triển quá mức (tảo nở hoa)

  • Sự biến động oxy hòa tan theo ngày đêm: không thể phủ nhận vai trò của tảo khi tạo ra oxy cho ao nuôi. Tuy nhiên, như các loài thực vật khác, song song quá trình quang hợp tạo ra oxy thì tảo còn có quá trình hô hấp. Quá trình hô hấp này sẽ lấy oxy hòa tan và tạo ra CO2. Ban đêm khi không còn ánh sáng mặt trời, không còn quá trình quang hợp nên không còn oxy được tạo ra, chỉ duy nhất quá trình hô hấp nên hàm lượng CO2 tăng cao, hàm lượng oxy hòa tan giảm mạnh. Khi đó, tảo sẽ cạnh tranh với tôm về oxy hòa tan. Với các ao nuôi có tảo phát triển dày dặc, mật độ nuôi dày, môi trường ao nuôi bị suy thoái thì ban đêm sẽ thiếu oxy trầm trọng. Tôm sẽ có hiện tượng kéo dàn, nổi đầu, tắp mé từ giữa khuya đến sáng sớm trước khi mặt trời mọc.
  • Sự chênh lệch pH sáng chiều: khi tảo phát triển cùng với sự biến động về CO2 thì sự chênh lệch lớn về pH lúc sáng sớm và xế chiều rất cao. Điều này gây bất lợi cho tôm nuôi. Hệ quả của pH thay đổi lớn cũng kéo theo sự biến động của độ kiềm, hàm lượng khí độc như NH3, H2S.
  • Sự phát triển quá mức của tảo độc: như đã đề cập ở trên các loài tảo như tảo mắt, tảo lam, tảo giáp được xem là tảo độc đối với ao nuôi. Chúng có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho tôm nuôi hoặc tôm không tiêu hóa được các loài tảo này (có vách tế bào dày) sẽ gây ra các bệnh đường ruột.

Đối với ao nuôi thâm canh và siêu thâm canh như hiện nay thì lượng thức ăn thừa, chất thải của tôm trong ao nuôi sẽ gia tăng nhanh chóng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự nở hoa của tảo.

Tóm lại, quản lý màu sắc ao nuôi thông qua quản lý tảo chính là chìa khóa cho sự thành công trong nuôi tôm.

4. Các biện pháp quản lý tảo

Như đã đề cập, tảo phát triển cần có muối dinh dưỡng, ánh sáng và CO2. Để quản lý tảo sẽ dựa vào 3 yếu tố này:

  • Muối dinh dưỡng: Muối dinh dưỡng có chứa nito, phospho từ sự phân cắt thức ăn thừa, chất thải của vật nuôi, xác động thực vật. Quản lý tảo trên cơ sở quản lý muối dinh dưỡng trong ao: (i) Lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt, ít bụi, ít hòa tan chất dinh dưỡng vào nước ao nuôi, (ii) Loại bỏ các chất dinh dưỡng thừa bằng cách siphon, thay nước, (iii) sử dụng probiotics thông qua đường ăn (giúp vật nuôi tiêu hóa hấp thụ tối đa dưỡng chất có trong thức ăn, giảm thải ra môi trường) và xử lý nước ao (vi sinh vật cạnh tranh dinh dưỡng với tảo).
  • CO2: (i) tăng quạt nước sục khí, giúp CO2 thoát ra khỏi ao nuôi, (ii) cân bằng hệ đệm của ao nuôi. CO2 do qua trình hô hấp sinh ra sẽ làm cho nước có tính axit. Khi độ kiềm đủ cao luôn giúp cho ao tôm có hệ đệm tốt, trung hòa tính axit.
  • Ánh sáng: Giảm lượng ánh sáng đi vào ao nuôi bằng cách (i) che phủ bề mặt ao với lưới lan, (ii) tăng độ đục, che phủ ao bằng chế phẩm tạo màu cho nước như APA PRO-B
TẠO MÀU TRÀ, NGĂN CHẶN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO ĐÁY, TẢO ĐỘC

APA PRO-B là giải pháp trong việc tạo mái nhà cho tôm nuôi, đồng thời giúp:

  • Che phủ bề mặt ao, giảm ánh sáng mặt trời đi vào ao nuôi, ngăn ngừa tình trạng tôm bị căng thẳng do ánh sáng.
  • Ngăn chặn sự phát triển tảo đáy, kiểm soát sự bùng phát của tảo độc.
  • Tạo màu trà nhanh chóng cho ao nuôi khó gây màu hoặc thường xuyên thay nước.
HIỆU QUẢ CAO TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG CÓ ĐỘ KIỀM, ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

APA PRO-B là giải pháp hiệu quả cho nuôi ao bạt:

  • Không gây hại cho tôm nuôi và môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian.
  • Duy trì màu sắc trong thời gian dài.
 

Comments are closed.