|

Điểm tin Chăn Nuôi – Thú Y (11/06 – 20/06/2022)

THUỐC THÚ Y APA | Tổng hợp tin tức ngành Chăn Nuôi – Thú Y từ ngày 11/06-20/06/2022.

Thuốc Thú Y APA cập nhật tin tức tổng hợp ngành Chăn Nuôi – Thú Y từ ngày 11/06/2022 – 20/06/2022.

Cấp bách xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi

Vài tháng nay, giá gà công nghiệp không ngừng tăng cao và dự báo sẽ còn tiếp tục đà tăng trong thời gian tới, nguyên nhân do nguồn cung thấp hơn cầu. Trong khi đó, nhu cầu trong nước và xuất khẩu của mặt hàng này ngày càng tăng.

Các nước ngày càng siết chặt và tăng các yêu cầu về kiểm dịch thú y đối với những mặt hàng chăn nuôi xuất khẩu. Xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) theo chuẩn quốc tế chính là một trong những yêu cầu quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.

* Thị trường nhiều xáo trộn, đứt gãy

Hiện giá gà công nghiệp ngoài thị trường đạt 36-38 ngàn đồng/kg và dự báo vẫn còn đà tăng trong thời gian tới. Đây là mức giá cao so với mức bình quân của mặt hàng này, nhất là suốt thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ của các mặt hàng chăn nuôi gặp khó khăn.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát – đơn vị tham gia chuỗi liên kết chăn nuôi gia cầm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản – cho biết đại diện cho Hiệp hội, ông vừa làm việc với một số doanh nghiệp bao tiêu đầu ra của chuỗi liên kết chăn nuôi xuất khẩu để bàn giải pháp bình ổn giá gà thịt trên thị trường.

Theo ông Quyết, giá gà công nghiệp tăng cao như hiện nay chỉ mang tính giai đoạn vì nguồn cung tạm thời ít hơn cầu. Việc tăng giá quá cao ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng. Mặt khác, sự bất ổn, biến động quá lớn của thị trường sản phẩm gia cầm cũng ảnh hưởng đến sự bền vững của các chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Thực tế, rất nhiều chuỗi liên kết bị đứt gãy, thất bại do các bên tham gia sẵn sàng phá bỏ cam kết vì những cái lợi ngắn hạn. Hiện những trang trại tham gia chuỗi liên kết nuôi gà xuất khẩu vẫn bán cho doanh nghiệp theo giá ký hợp đồng với mức thấp hơn nhiều so với giá ngoài thị trường hiện nay. Sự ổn định về thị trường cũng là điều kiện đảm bảo cho các thành viên tham gia chuỗi liên kết giữ đúng cam kết để phát triển theo hướng bền vững.

Cũng theo ông Quyết, xuất khẩu gà vào thị trường Nhật Bản nói riêng, các nước nói chung đang trên đà hồi phục và tăng trưởng tốt. Theo đó, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát đang triển khai dự án mở rộng thêm trang trại chăn nuôi quy mô lớn để tăng nguồn cung cho thị trường xuất khẩu.

* Xây dựng vùng ATDB theo chuẩn quốc tế

Xây dựng vùng chăn nuôi ATDB được cho là chìa khóa để phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, nhất là đủ điều kiện tham gia thị trường xuất khẩu. Việc xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi ATDB giúp chăn nuôi giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh, cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý trang trại; cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Chăn nuôi trong vùng ATDB, người chăn nuôi có nhiều thuận lợi như: sản phẩm động vật trong vùng chăn nuôi ATDB khi xuất bán được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật, được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch. Đây là lợi thế rất lớn khi diễn biến dịch bệnh động vật đang phức tạp. Ngoài ra, sản phẩm vùng chăn nuôi ATDB được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Nói về lợi ích của người chăn nuôi trong vùng chăn nuôi ATDB, bà Hoàng Thị Bình, cộng tác viên thú y tại xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) cho biết, các trại chăn nuôi trong vùng chăn nuôi ATDB tại xã Vĩnh Tân đều thực hiện đầy đủ tiêm phòng vaccine trên vật nuôi. Sản phẩm chăn nuôi có giấy chứng nhận vùng chăn nuôi ATDB nên rất thuận lợi trong việc xuất bán đi khắp nơi, nhất là trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh, vật nuôi trong vùng chăn nuôi ATDB vẫn được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch.

Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán cho biết, là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước và một trong những tỉnh cung cấp sản phẩm gia cầm cho thị trường xuất khẩu, Đồng Nai đi đầu cả nước trong xây dựng vùng chăn nuôi ATDB. Mục tiêu của tỉnh cũng để xây dựng được những chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi, đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu.

Theo yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới, một trong những điều kiện tiên quyết để xuất khẩu thịt sang các thị trường là phải xây dựng được vùng chăn nuôi ATDB. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22-3-2021 phê duyệt đề án Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có ít nhất 3 ngàn cơ sở, vùng chăn nuôi đạt tiêu chuẩn là vùng chăn nuôi ATDB, an toàn thực phẩm. Trong đó có nhiều cơ sở, vùng chăn nuôi được Tổ chức Thú y thế giới công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Nguyên (Báo Đồng Nai)


Vĩnh Long: Trên 7.170 con trâu, bò được tiêm ngừa viêm da nổi cục

Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT), cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có trên 7.170 con trâu, bò đã được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục, đạt hơn 11% so với kế hoạch.

Ngoài đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho trâu, bò, chi cục còn tích cực vận động bà con chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi; thực hiện các biện pháp chăn nuôi sinh học để bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi phát triển ổn định.

Thời gian tới, để đảm bảo tiến độ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đạt trên 65.000 con theo kế hoạch trong năm 2022, chi cục đề nghị chính quyền địa phương và người dân cần chủ động triển khai thực hiện tốt các giải pháp: Tổ chức đăng ký tiêm vắc xin; giám sát và hướng dẫn các hộ chăn nuôi trâu, bò thông qua mạng xã hội,…

NGUYÊN KHANG (Báo Vĩnh Long)


[:vi][:en] [:]

Similar Posts