Bệnh Đen Thân trên Cá Rô Đồng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị

Bệnh đen thân là tên gọi nói chung miêu tả hiện tượng cá rô đồng bị bệnh có biểu hiện chuyển màu sắc cơ thể sang màu tối sậm, các vây chuyển sang xám hoặc đen.

Cá rô bị bệnh đen thân gây thiệt hại lớn.

A. Nguyên nhân gây bệnh cá rô đen thân

Bệnh đen thân là tên gọi nói chung miêu tả hiện tượng cá rô đồng bị bệnh có biểu hiện chuyển màu sắc cơ thể sang màu tối sậm, các vây chuyển sang xám hoặc đen. Cá bệnh thường nổi lên mặt nước, sau đó 1 — 2 ngày sẽ bị chết. Tỷ lệ cá chết vì mắc bệnh này dao động trong khoảng từ 40 — 70%, có trường hợp lên đến 90 — 100%. Nguyên nhân gây bệnh cho cá có thể do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn hoặc vi rút, trong đó bệnh do vi rút lây lan nhanh và rất khó xử lý. Bài viết liệt kê một số nguyên nhân cơ bản và biểu hiện của cá như sau:

1. Bệnh cá rô đen thân do ký sinh trùng Trypanosoma sp.

Hình 1. Biểu hiện bên ngoài của cá rô đen thân (dưới) và cá rô bình thường (trên).

Biểu hiện:

— Gan cá sưng to có gờ không đồng nhất và nhạt màu, thận sưng, lách sưng nhũn.

— Với tỷ lệ cảm nhiễm 100% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1103,23 trùng/ phiến kính, Trypanosoma sp. có khả năng là một tác nhân gây bệnh quan trọng cho cá rô đồng đen thân.

— Cá rô đen thân nhiễm nặng Trypsnosoma sp. có thể bội nhiễm A. hydrophila gây bệnh cơ hội, E. ictaluri và S. agalactiae gây bệnh bắt buộc từ cá tra và cá diêu hồng.

Hình 2. ​Cá rô bị đen thân có gan sưng to và có các đốm hoại tử.
​Hình 3. Cá rô bị đen thân có gan sưng to.
Hình 4. Trypanosoma sp. trong phết kính máu cá.

2. Bệnh cá rô đen mình do nấm

Biểu hiện:

— Cá nuôi mắc bệnh đen thân có các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như màu sắc toàn thân cá chuyển sang màu đen, đôi khi có hiện tượng tuột vây, đứt đuôi.

— Kết quả nuôi cấy và phân lập nấm từ mang của các mẫu cá bệnh và cá khỏe mạnh đã phát hiện một số giống, loài nấm như Fusarium sp., Saprolegnia sp., Rhyzopus sp., Exophiala sp. và Aspergillus sp. với tần suất thấp và không đồng nhất ở các mẫu, do vậy nấm cũng không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng đen thân ở cá rô đồng.

3. Bệnh cá rô đen mình do vi khuẩn Streptococcus iniae

Biểu hiện:

— Cá bệnh có dấu hiệu bệnh lý: cơ thể cá có màu đen bất thường, mắt mờ đục và lồi, xoang bụng có dịch máu, các cơ quan nội tạng sưng và xuất huyết.

— Kết quả cảm nhiễm xác định LD50 sau 120h ở chủng vi khuẩn S. iniae S2FC4 là 3,72×103 CFU/ml. Vi khuẩn Streptococcus iniae Gram dương, hình cầu là tác nhân gây bệnh “đen thân” trên cá rô đồng (Anabas testudineus).

Hình 5. A: Cá rô biểu hiện bệnh thân đen sậm, măt đục và bụng to (mũi tên). B: Xoang chứa dịch máu, gan và tỳ tạng sưng to (mũi tên).
Hình 6. Các tế bào vi khuẩn Gram dương hình cầu và chuỗi (100X).

4. Bệnh cá rô đen mình do Vi rút thuộc giống Megalocytivirus

Biểu hiện:

— Toàn thân cá chuyển màu đen, gan xuất huyết hoặc chuyển màu nhợt nhạt, ruột không có hoặc có rất ít thức ăn. Bệnh được xác định là có liên quan tới tác nhân vi rút.

— Kết quả phân tích dưới kính hiển vi điện tử đã phát hiện thấy sự có mặt của các tiểu phần vi rút trong gan và thận của cá bệnh nhưng không phát hiện thấy trong tổ chức não. Vi rút có dạng hình khối đa diện đường kính khoảng 150-160 nm và có vỏ capsid bao quanh. Vi rút cũng có thể nhận biết bằng kỹ thuật PCR khi sử dụng cặp mồi đặc hiệu cho protein MCP của Iriovirus RSIV gây bệnh trên cá tráp đỏ. Kết quả phân tích cây phả hệ dựa trên sự tương đồng củađoạn gen MCP đặc trưng cho nhóm Iridovirus đã xác định được vi rút ở cá rô đồng bị bệnh đen thân thuộc giống Megalocytivirus, họ Iridoviridae và gần gũi với vi rút gây hoại tử thận và lách truyền nhiễm ISKNV.

​Hình 7. Hình Phân bổ Vi rút trong gan (A) và thận (B) của cá rô.
[:vi][:en] [:]

B. Phòng và trị bệnh

Đối với hầu hết các nguyên nhân gây bệnh đen mình đều ảnh hưởng đến sự mất máu, phá vỡ tế bào máu và ảnh hưởng đến vận chuyển oxy, hô hấp của cá làm cho cá suy yếu đi nhanh chóng. Các bệnh do ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn thông thường có sự tương tác và bội nhiễm. Do đó biện pháp chẩn đoán chính xác và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng.

— Xử lý ký sinh trùng có thể sử dụng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản của APA như APA KILL PORINE, APA FISH SPORE, APA SPORA (cần kiểm tra mẫu bệnh).

— Để xử lý nấm có thể sử dụng APA KILL ALGAE, APA CLEAR 900 (khi cá lở loét, nấm nhớt).

— Xử lý vi khuẩn: có thể áp dụng các sản phẩm điều trị như APA DOXY, APA COLISTAM, APA LEVO, APA EBOM, APA COTRIM 48, APA GENTA PRO,… để xử lý nhiễm khuẩn và phòng chống bội nhiễm.

Liều lượng có thể tham khảo trên nhãn sản phẩm hoặc liên hệ thêm kỹ thuật của APA để hỗ trợ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với bệnh do Vi rút Megalocytivirus — là một bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (chỉ có vắc xin cho cá có giá trị kinh tế cao), biện pháp khả thi nhất là tăng cường sức khỏe cá và phòng dịch bằng cách:

— Xử lý môi trường đảm bảo nguồn nước sạch và lượng oxy đầy đủ để cá có thể duy trì sự sống và tạo phản ứng miễn dịch.

— Cách ly và tắm cá bệnh bằng các sản phẩm diệt khuẩn như APA MAX CLEAR, APA LS 600H, APA BLUE NO1.

— Cho cá ăn APA C MAX, APA MAX, APA BETAGLUCAN, APA BETACAN,… để tăng cường khả năng miễn dịch và cho ăn APA LIWHITE, APA LIVER FE ngay khi cá có triệu chứng để giúp cá tái tạo máu.

Một lưu ý quan trọng là vi rút có thể lây rất nhanh từ ao sang ao cho một số loài cá khác tạo nguy cơ dịch ở địa phương do đó khi thời tiết biến động, cá có biểu hiện bơi lờ đờ cần hạn chế hoạt động mua bán, vận chuyển cá giống, sau khi thả giống cần giữ an toàn sinh học, cách ly với các ao nuôi khác.

Hiện tại, đội ngũ kỹ thuật viên thủy sản của APA có mặt ở các vùng nuôi lớn thuộc Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,… tương ứng với nhiều đặc điểm môi trường nuôi khác nhau. Để trao đổi, hỗ trợ kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ qua Zalo APANANO hoặc Hotline (028) 6654 5628 để chúng tôi cử nhân viên hỗ trợ cho quý khách!

Xem thêm: Bệnh Lở Loét trên Cá LócBệnh Ghẻ Lở trên Cá Kèo

 

Tâm – APANANO — Tổng hợp

(1) Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh. Khuyennongvn-gov-vn

(2) Một trường hợp nhiễm nặng Trypanosoma sp. trên cá rô đồng (Anabas testudineus) nuôi thâm canh. Nguyễn Hữu Thịnh và cộng tác viên.

(3) Tác nhân Streptococcus iniae gây bệnh “đen thân” trên cá rô đồng (Anabas testudineus).

(4) Megalocytivirus liên quan tới bệnh đen thân trên cá rô đồng nuôi thâm canh (Anabas testudineus) ở Việt Nam. Đặng Thị Lụa và cộng tác viên. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 4: 620-628.

Обсуждение закрыто.