Quy trình sử dụng sản phẩm APA trong ương nuôi Cá Tra Giống chất lượng cao

CÁC NỘI DUNG CHÍNH
I. KỸ THUẬT ƯƠNG
II. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN
IV. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

Quy trình sử dụng các sản phẩm APA trong ương nuôi Cá Tra Giống chất lượng cao.

I. KỸ THUẬT ƯƠNG

1. CHỌN AO VÀ CẢI TẠO AO

1.1. Chọn ao và địa điểm
– Diện tích từ 5.000 – 10.000 m2, độ sâu mức nước từ 1,5 – 2,0 m.

  • Cá tra bột rất nhạy cảm với mầm bệnh: do đó cần chọn ao gần sông lớn, có nguồn nước sạch, không tù đọn Ao ở giữa vùng nuôi tập trung nên có ao lắng để xử lý nước.
  • Ương nuôi cá giống cần tảo và thức ăn tự nhiên: không trồng cây lớn gần bờ ao che ánh nắng, nền đất không bị nhiễm phèn.
Sơ đồ chu trình sử dụng ao nuôi cá.

1.2. Cải tạo ao
– Tát cạn, vét bùn đáy ao, lấp hang cua, cá dữ, mạch rỉ phèn… Đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao, để tránh địch hại trong giai đoạn đầu thả cá bột.
– Lượng vôi CaO sử dụng để rải từ 100 – 150 kg/1000 m2 ao. Sau khi rải vôi, nên phơi nắng từ 2 – 3 ngày.

2. CẤP NƯỚC VÀO AO VÀ XỬ LÝ

  • Nên lắng nước từ 5 – 7 ngày để giảm độ đục, phù sa sau đó mới cấp vào ao.
  • Lọc nước qua túi lọc lưới mịn để tránh địch hại, cá tạp, giáp xác,…

– Nước cấp vào ao trước khi thả cá bột 2 – 3 ngày và tiến hành dùng sản phẩm APA LS 600H 1 lít/5,000 – 6,000m³ để xử lý mầm bệnh.
– Để đảm bảo lắng các chất hữu cơ, độc tố trong nước như hàm lượng thuốc trừ sâu dùng sản phẩm APA IRON VIP 1 lít/800 – 1.000m³.

3. GÂY MÀU NƯỚC TẠO THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO CÁ

–  Ương cá tra giống phải thực hiện gây màu nước để tạo thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu cho cá bột.
–  Mỗi 1.000 m2 ao Sử dụng sản phẩm APA ROTIFE 1-2kg + 2kg bột cá mịn 40% đạm + 2kg bột đậu nành để cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá, tạo màu nước xanh vỏ đậu.

  • Nếu sử dụng nước cũ: Trước khi thả cá sử dụng sản phẩm APA YUCCA VIP 1 / APA NO2 BZT để hấp thu khí độc, tạo màu nước đẹp.
  • Các chỉ tiêu ở mức cho phép trước lúc thả giống như sau:
    + pH: 7 – 8.
    + Nhiệt độ: 28 – 30 độ C.
    + Oxy ≥ 3mg/lít.
    + Độ trong 30-40 cm.

4. CHỌN VÀ THẢ CÁ BỘT

– Cần chọn cá bột ở các trại sản xuất có uy tín, có thể truy xuất nguồn gốc đàn cá bố mẹ rõ ràng, tránh hiện tượng cá bột cận huyết.
– Lựa cá bột 16 – 24 giờ tuổi, cá bơi lội nhanh nhen, màu sắc trong, rõ, noãn hoàng to. Kinh nghiệm: nước ương cá bột sạch, không có mùi lạ, không có cặn, rác, vỏ trứng, không có cá bột chết lẫn lộn.

– Thời gian thả cá bột vào ao nuôi tốt nhất là sáng sớm, chiều mát, thuần nhiệt độ trước khi thả.
– Mật độ: 500 – 1.000 con/m2.

5. CHUẨN BỊ THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN

KHẨU PHẦN CHO 1 TRIỆU CÁ BỘT


✔ TUẦN THỨ 1

– Số lượng cho cá ăn trong một lần gồm hỗn hợp như sau:

  • Bột đậu nành: 300g.
  • Bột sữa: 300g.

– Số lần cho cá ăn: 5 lần/ngày vào lúc 6-7h, 9-10h, 14-15h, 17-8h, 20-22h.
– Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao.


✔ TUẦN THỨ 2

– Cho cá ăn 5 lần/ngày, thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 40%. Liều lượng 0,5kg/lần ăn (x 5 lần/ngày = 2,5 kg/1 triệu cá bột/ngày).
– Sử dụng sản phẩm APA VITA F 1 – 2g/kg thức ăn, APA VAXI F 1 – 2 ml/kg thức ăn để bổ sung dinh dưỡng giúp cá mau lớn, khỏe mạnh.

  • Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20%. (Tùy mức độ ăn của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp).
  • Cách cho ăn: Hoà tan hỗn hợp trên với nước rồi tạt đều khắp ao ương.
  • Dùng APA LS 600H / APA BLUE NO 1 hàng tuần để xử lý mầm bệnh (nấm, vi khuẩn, virus).

✔ TUẦN THỨ 3

– Sử dụng thức ăn công nghiệp, có hàm lượng đạm từ 35 – 40%.
– Bổ sung thêm 1 – 2g/kg thức ăn sản phẩm APA BETAGLUCAN / APA BETACAN để tăng sức đề kháng cho cá, phòng các bệnh đường ruột.
– Số lần cho ăn: 3 – 4 lần/ngày.
– Tập cho cá gom cầu và định lượng lại thức ăn cho hợp lý.

Cá gom cầu.

– Trong thời gian này cá thường bị ký sinh trùng, nhất là trùng bánh xe, nấm. Nên xử lý sản phẩm APA CLEAR 900 để phòng trị bệnh cho cá.


✔ TUẦN THỨ 4 TRỞ ĐI

  • Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm từ 30 – 35%, cho ăn 3 lần/ngày.
  • Tiếp tục sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh, men tiêu hóa để giúp cá khỏe mạnh, giảm các bệnh về đường ruột, gan.
  • Kiểm tra và điều trị ký sinh trùng cho cá bằng sản phẩm APA FENFOR, APA SPORA.

– Cuối tuần thứ tư, bắt đầu lọc cá để san thưa, giữ mật độ 150 – 200 con/m2.
– Trước ngày lọc cá sử dụng APA LS 600H (theo hướng dẫn nhà sản xuất) để diệt khuẩn các mầm bệnh. Cho cá ăn APA C MAX / APA CODA để tăng sức đề kháng.

II. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

1. QUẢN LÝ ĐỊCH HẠI

Một số loài địch hại phổ biến tiêu diệt cá tra bột, cá hương

Bọ gạo, Bắp cày, Ấu trùng chuồn chuồn.
Cá tạp: ăn cá con, cạnh tranh mồi.

2. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ký sinh gây bệnh cho cá tra

Tác giả: Quyên và CTV. TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 138-144

– Định kỳ 10-15 ngày kiểm tra và xổ nội, ngoại ký sinh trùng (nếu có).
– Dùng sản phẩm APA KILL PORINE 1kg/ 10 – 15 tấn cá, hoặc sản phẩm APA PENTAX 1kg/ 5 tấn cá.

III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN

Một số nguyên nhân xảy ra bệnh do vi khuẩn trên cá tra:
– Môi trường: nước bẩn, đáy bẩn làm gia tăng mật độ vi khuẩn. Khí độc cao, oxy hòa tan thấp, pH dao động lớn, thời tiết không thuận lợi, độ trong cao, độ đục cao, phù sa nhiều dễ làm cá bị suy yếu.
– Sức khỏe cá kém: cá thiếu thức ăn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị ẩm mốc, cá ăn phải tảo độc, khẩu phần cho cá thiếu các chất dinh dưỡng bổ sung thiết yếu như vitamin, acid amin: không đáp ứng cho cá phát triển đầy đủ.

Cá tra giống không có vây lưng.

– Chất lượng cá giống kém: cá bị thiếu dinh dưỡng từ giai đoạn trứng- phôi, hở mang, bị dị tật (thiếu vây, kỳ, mắt), cận huyết.
– Cá bị tổn thương bỡi tác nhân khác, tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập: nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm bám, bị xây xát, tuột nhớt khi vận chuyển, shock môi trường.

IV. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

1. BỆNH CHƯỚNG HƠI SÌNH BỤNG

Nguyên nhân: Do ăn phải thức ăn kém chất lượng, hoặc nguồn nước ô nhiễm có nhiều vi khuẩn đường ruột gây ra.
Biểu hiện bệnh: Cá bỏ ăn, bụng trương to, bơi chậm.
Giải phẩu cá: Thấy có dịch nước trong ổ bụng, ruột nhiều dịch vàng.
Điều trị:
– Cho ăn một trong những sản phẩm sau:

– Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho cá

2. BỆNH XUẤT HUYẾT NỘI, NGOẠI

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra.
Quan sát cá: Cá bơi lờ đờ bỏ ăn, qoay trên mặt nước. Bên ngoài xuất huyết, hậu môn sưng đỏ.
Giải phẩu: Ổ bụng bị xuất huyết, ruột bị xuất huyết sưng to.

BỆNH XUẤT HUYẾT NỘI, NGOẠI.

Điều trị:
– Xử lý nước: Thay 20-30% lượng nước trong ao, dùng sản phẩm xử lý APA BLUE NO.1 / APA LS600H (Theo hướng dẫn trên bao bì)

– Thuốc trị bệnh: Sử dụng thuốc một trong các sản phẩm sau (Sử dụng liên tục 5-7 ngày):

Đồng thời kết hợp với sản phẩm APA HEPAGLUCAL / APA LIWHITE / APA LIVER PRO (Sử dụng 2-3 ngày/tuần) nhằm tăng cường sức khỏe cá, phòng chống thiếu máu, hỗ trợ chức gan.

3. GAN THẬN CÓ MỦ

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Edwardsella gây ra.
Quan sát: Cá thường bỏ ăn, ít hoạt động.
Giải phẫu: Cá bệnh có những đốm trắng nhỏ trên gan, thận, lách.

GAN THẬN CÓ MỦ.

Điều trị:
– Thay nước mới, sạch và xử lý nước bằng APA BLUE No1 / APA LS 600H / APA CLEAR 900 (Theo hướng dẫn trên bao bì).
– Cho ăn thuốc một trong những sản phẩm sau:

Kết hợp với sản phẩm APA MELY / APA C MAX / APA BIG ONE hỗ trợ gan, tăng sức đề kháng, phục hồi nhanh sau khi bị bệnh (Cho ăn liên tục 5-7 ngày).

4. BỆNH TRẮNG ĐUÔI, THỐI ĐUÔI

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Flavobacterium columnare gây ra. Vi khuẩn này dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây tổn thương chủ yếu trên da và mang cá tra.
Quan sát: Cá bị bệnh trắng đuôi thường bơi lội lờ đờ gần mặt nước và có thể nhìn thấy vệt trắng ở đuôi. Cá bị bệnh có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn.

BỆNH TRẮNG ĐUÔI, THỐI ĐUÔI.

Điều trị:
– Môi trường: Sử dụng APA KILL ALGAE. Thay nước mới, sạch và xử lý nước bằng APA BLUE No 1 / APA LS 600H / APA CLEAR 900.

– Cho ăn:
+ Kháng sinh:

+ Tăng sức đề kháng, phục hồi cơ thể:


TÓM TẮT

  • Ao ương có các chỉ tiêu môi trường nước trong giới hạn thích hợp, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan, độ trong, màu nước, NH3. Dễ thay nước, ít bị ô nhiễm bỡi sinh hoạt, công nghiệp.
  • Ao nuôi phải được cải tạo đúng theo qui trình.
  • Chọn cá giống khỏe, chất lượng di truyền tốt.
  • Mật độ nuôi không quá cao.
  • Kiểm soát việc cho cá ăn, thức ăn phải có chất lượng cao; cho đủ lượng, đủ chất, không để thức ăn dư thừa.
  • Hàng ngày kiểm tra sức khỏe cá, môi trường ao.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh: phải diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, bổ sung vi sinh thường xuyên.
  • Khi phát sinh bệnh phải nắm vững nguyên tắc: đúng bệnh, đúng nguyên nhân, trị đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc.

Quý khách hàng cần tư vấn có thể liên hệ qua Zalo APANANO hoặc Hotline (028) 6654 5628.

Xem thêm: Quy trình sử dụng các sản phẩm APA trong Nuôi Cá Tra Thương Phẩm (Phần 1)(Phần 2)(Phần 3)

 

Comments are closed.