Bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD) trên gia cầm

Thời gian đọc: 4 phút

– Những vấn đề quan trọng về CRD – bệnh đường hô hấp mãn tính trên gia cầm.

Bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD) là một bệnh phổ biến trên gia cầm, xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm, thường xuyên tái phát khi sức khoẻ gia cầm giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E. coli (CCRD)

1. Nguyên nhân

Bệnh  gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi – màng phổ (PPLO), cụ thể là Mycoplasma. Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim bồ câu ở các lứa tuổi khác nhau.

Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD là không đáng kể, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm, như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB, …)

2. Đường lây truyền

Chủ yếu qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe, gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm và có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng.

[:vi][:en] [:]

3. Triệu chứng

CRD có thời gian ủ bệnh lâu, từ 10 đến 30 ngày. Vì vậy, rất hiếm khi thấy dịch CRD xảy ra ở gia cầm dưới 4 tuần tuổi.

Triệu chứng bao gồm khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Ở gà tây, xoang mặt, xoang mắt thường bị sưng lên. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.

Gà bị sưng mặt, sung mắt.

Đối với gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 – 8 tuần. Triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli. Vì vậy, trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli – CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở trầm trọng hơn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 – 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc.

Viêm túi khí.

Đối với gà đẻ và gà trưởng thành: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở kém, trứng ấp nở cho ra gà con yếu ớt.

4. Phòng ngừa và kiểm soát

Cần bảo vệ gia cầm khỏi Mycoplasma và các tác nhân gây bệnh thứ phát làm trầm trọng thêm bệnh CRD ở gia cầm. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh cần thực hiện tốt các bước sau:
– Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt. Đảm bảo chuồng thông thoáng, sạch, khô ráo, đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Định kỳ phun sát trùng.
– Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đảm bảo sự thoáng mát. Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD. Chỉ mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt, đảm bảo từ đàn bố mẹ không bị bệnh.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất của đàn gà, cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
– Để tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa CRD cho gia cầm, nên trộn APA Antistress P (trong đó có chứa Vitamin C 50%, Acid citric 50%) với thức ăn hoặc hòa tan vào nước uống cho gia cầm uống cả ngày.
– Ngoài ra, sau 2-3 tuần sử dụng APA Antistress P, người chăn nuôi cần cung cấp cho gia cầm đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. APA Soluvita P là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và các axit amin thiết yếu để cải thiện tốc độ tăng trưởng của gia cầm, ổn định FCR.

5. Điều trị

Hiện nay, nhóm Tetracycline đang được sử dụng phổ biến trong điều trị CRD. Nếu bắt đầu dùng thuốc ngay khi phát hiện triệu chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong 7 ngày.

Để điều trị bệnh đường hô hấp mãn tính, APA có một số sản phẩm thuốc bột hòa tan đặc trị như APA Tylo 20 P (Tylosin 20%), APA Tiamulin 50 P (Tiamulin hydrogen fumarate 50 %), APA Tylodo P (Tylosin Tartrate 5%, Doxycycline hyclate 5%). Người chăn nuôi có thể sử dụng dễ dàng bằng cách trộn thức ăn hoặc pha nước uống.

Nếu còn băn khoăn về kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn gia cầm của bạn thì hãy liên hệ với APA. Đội ngũ chuyên gia Thái Lan – Việt Nam của APA luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và cùng bạn giải quyết những vấn đề nan giải nhất về chăn nuôi.

[:vi][:en] [:]
Comments are closed.