Bệnh viêm phổi dính sườn (APP) ở heo

Thời gian đọc: 3 phút

– Hội chứng APP là gì?
– Những hướng dẫn của chuyên gia Thái Lan về kỹ thuật phòng và trị bệnh viêm phổi dính sườn (APP).

Bệnh viêm phổi dính sườn (APP) hay còn gọi là bệnh viêm phổi màng phổi trên heo là 1 trong số các bệnh thuộc hội chứng hô hấp phức hợp PRDC, bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của trại với tỷ lệ chết có thể lên đến 20% khi có dịch cấp tính xảy ra. Tuy nhiên, các thiệt hại gián tiếp khi bệnh ở thể mãn tính gây ra như tăng trọng trên ngày (ADG) giảm 50g, FCR tăng 0.2 hay chí phí thuốc cho điều trị còn nguy hiểm hơn nhiều so với tỷ lệ chết.

[:vi]

CẬP NHẬT GIÁ HEO HƠI ⇒ CÁC LOẠI THUỐC THÚ Y VÀ CÔNG DỤNG

[:]
Bệnh viêm phổi dính sườn (APP) trên heo
Bệnh viêm phổi dính sườn (APP) trên heo.

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Do dòng vi khuẩn Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP) gây ra. Hiện nay có khoảng 15 Serotyp khác nhau gây bệnh, đồng thời sinh ra 4 loại độc tố tác động lên đường hô hấp heo. Nhiều loại mầm bệnh khác nhau có năng lực tạo ra hiện tượng viêm phổi, các mầm bệnh này có thể hoạt động đơn độc hay kết hợp với nhau. Bên cạnh đó tình trạng bệnh còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như ẩm độ, nhiệt độ.

– Một số loại virus gây bệnh:
+ Virus bệnh tai xanh (PRRSV – porcine reproductive & respiratory syndrome virus).
+ Circovirus gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS – Virus cúm (SIV – swine influenza virus).
+ Corona virus (PRCV – porcine respiratory coronavirus).
+ Virus giả dại (Pseudorabies virus).

– Một số loại vi khuẩn gây bệnh:
+ Mycoplasma hyopneumoniae.
+ Actinobacillus pleuropneumoniae.
+ Pasteurella multocida.
+ Bordetella bronchiseptica.
+ Salmonella choleraesuis.
+ Streptococcus suis.
+ Haemophilus parasuis…

Mầm bệnh lưu tú trong hạch amidan và cơ quan hô hấp. Giai đoạn ủ bệnh khi lây nhiễm là rất ngắn 12 giờ đến 3 ngày. Khi vi khuẩn vào cơ thể nó tấn công hạch amidan đầu tiên, sau đó di chuyển đến các biểu mô phế nang và khu trú tại đó. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố cộng với nội độc tố có sẵn trong thành tế bào để gây nên các tổn thương bệnh lý trên phổi.

Mầm bệnh lây truyền giữa heo bệnh sang heo khỏe hoặc có thể truyền qua không khí trong khoảng cách 5 – 10 mét.

Xem thêm: Các loại Thuốc Thú Y thường dùng trong chăn nuôi Heo

2. Triệu chứng và bệnh tích:

Cấp tính: thường xảy ra trên lợn 8-16 tuần tuổi.
– Heo ho dữ dội, đẩy máu trong phổi tràn ra ngoài nên chảy dịch mũi có lẫn máu và chết đột ngột trong thời gian ngắn do mầm bệnh tấn công ồ ạt.
– Trên heo sống thấy triệu chứng ho ngắn, khó thở và nặng, tím tái. Heo bệnh thường yếu và sốt cao.
– Heo bị viêm phổi mặt lưng và viêm dính màng phổi với lồng ngực nên khi thở sẽ rất đau và khó thở dẫn đến thở thể bụng hay ngồi thở kiểu chó.
– Heo có biểu hiện sốt cao.
– Con vật chết thường do suy tim, viêm phổi hoại tử và độc tố của vi khuẩn.
– Con vật thở thể bụng, tỏ vẻ đau đớn, khoảng cách giữa các lần ho ngắn, khoảng 1-3 cái/lần.
– Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30 – 50% trong trường hợp không điều trị.

Thể mạn tính: Thể mãn tính xuất hiện các ổ áp xe trên phổi.

20160923_benh-viem-phoi-dinh-suon-app_1

20160923_benh-viem-phoi-dinh-suon-app_2

20160923_benh-viem-phoi-dinh-suon-app_3

20160923_benh-viem-phoi-dinh-suon-app_4

20160923_benh-viem-phoi-dinh-suon-app_5

3. Phòng bệnh:

An toàn sinh học là biện pháp tốt nhất phòng APP.
– Kiểm dịch nghiêm ngặt để không đưa các heo mang trùng vào trại.
– Hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong trại bằng cách vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ, kết hợp với việc phát hiện nhanh và loại thải các trường hợp ghi ngờ mang trùng.
– Mật độ nuôi phải hợp lý.
– Bổ sung kháng sinh vào thức ăn khi có các điều kiện bất lợi về môi trường có thể có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh.
– Phòng bệnh bằng vaccine giải độc tố. Có thể tiêm cho heo nái để bảo vệ đàn con. Heo con có thể được kháng thể mẹ truyền bảo vệ trong vòng 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, vaccine gây nhiều tác dụng phụ.
– Đây là bệnh kế phát nên phải tiêm phòng triệt để phòng cách bệnh khác bao gồm phòng bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả heo.

4. Điều trị:

Trị bệnh bằng kháng sinh: APA Tula I –  Kháng sinh mới, hoàn toàn thiên nhiên, chưa phát sinh đề kháng; tiêm 1ml/40 kg thể trọng (1 mũi duy nhất có tác dụng kéo dài trong 5 ngày).

APA Ceftiofur S là kháng sinh nhóm cepalosporin thế hệ III ( phổ rộng cả gram + lẫn gram – ).  Sự tồn dư thuốc trong mô rất ít, thuốc tác động nhanh, hiệu quả kéo dài 12 – 24 giờ. Hầu như chưa bị kháng thuốc và an toàn khi sử dụng. Liều lượng: Heo: 1ml/10 – 16 kg thể trọng (tiêm bắp).

[:vi][:en] [:]

Ngoài ra, APA bổ sung đồng thời các thuốc bổ trợ khác như hạ sốt, giảm đau, thuốc bổ như APA Vitacomplex I, APA Anal C I nhằm tăng sức đề kháng của vật nuôi, giúp giảm các triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ stress.

Comments are closed.