Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gia cầm

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gia cầm là bệnh gì, biểu hiện của bệnh như thế nào, làm thế nào để chẩn đoán bệnh chính xác để tránh nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác trên gia cầm?

1. Nguyên nhân

Tác nhân cơ bản gây bệnh hô hấp mãn tính là Mycoplasma gallsepticum. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, mọi lứa tuổi.

2. Lây nhiễm

Bệnh truyền qua trứng từ đàn bố mẹ đến đời con cháu. Mặt khác gia cầm nhiễm bệnh có thể do tiếp xúc gia cầm bệnh hoặc mầm bệnh từ môi trường; do môi trường chăn nuôi ô nhiễm, kém thông thoáng…

3. Triệu chứng lâm sàng

Gà con, gà dò, gà đẻ đều thở khó, khò khè. Gà thường kém ăn, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn cao. Gà lớn biểu hiện chung là chảy nước mắt, mũi, đặc biệt khó thở. Gà mái tỷ lệ đẻ trứng giảm 20-30%.
Bệnh thông thường ít làm chết gà, ở thể mãn tính làm giảm tăng trọng, tiêu tốn thức ăn.

Gà mắc bệnh CRD, mắt sưng, chảy ước mắt, túi khí viêm, viêm lan xoang bao tim, bề mặt gan.
Gà mắc bệnh CRD, mắt sưng, chảy ước mắt, túi khí viêm, viêm lan xoang bao tim, bề mặt gan.

4. Bệnh tích

Khí quản viêm hơi đỏ, dịch rỉ viêm trắng ngà như “pho mát” dính trên túi khí, đặc biệt trong trường hợp bội nhiễm (thứ nhiễm do E. coli). Trong trường hợp bội nhiễm Mycoplasma gallsepticum, phủ tạng có thể chỉ thể hiện nhầy nhẹ trên khí quản, đục vẩn hoặc bọt nhẹ ở túi khí, phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin, phổi nhục hóa.

5. Điều trị và phòng bệnh

a. Điều trị
Dùng một trong các loại thuốc đặc trị như: APA Tylodo P, APA Tylosin 20 P liều mỗi loại bằng 1/2 liều theo hướng dẫn sử dụng; có thể hoà nước uống hoặc trộn đều vào thức ăn.
Bệnh nặng, có thể tiêm thuốc APA Flofe 20 I hoặc APA Gentylo I liều theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho gia cầm. Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh, khử trùng là điều quan trọng, giúp gia cầm nhanh hồi phục.

20161003_benh-ho-hap-man-tinh-crd-2

b. Phòng bệnh
Dùng vắc xin để phòng bệnh.
Thực hiện vệ sinh phòng bệnh:
+ Mua gà con giống ở những nơi an toàn bệnh để tránh gà con mắc nhiều bệnh từ trứng. Cách ly gà ốm và gà khoẻ.
+ Định kỳ tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh.

Nguồn: TS. Nguyễn Thị Liên Hương

Comments are closed.